Tổng kết Lịch_sử_Liên_Xô_(1985–1991)

Bốn yếu tố cơ bản của hệ thống Liên Xô là bộ máy các Xô viết, chủ nghĩa liên bang về sắc tộc, nhà nước xã hội chủ nghĩa, và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Các chương trình perestroika và glasnost của Gorbachev đã tạo ra các hiệu ứng không lường trước khiến hệ thống này tan vỡ. Như một công cụ để hồi phục nhà nước Xô viết, Gorbachev liên tục cố gắng xây dựng một liên minh các lãnh đạo chính trị ủng hộ cải cách và tạo ra các vũ đài và cơ sở quyền lực. Ông thực hiện các biện pháp đó bởi ông muốn giải quyết các vấn đề kinh tế và chính trị nghiêm trọng rõ ràng đang đe doạ đặt Liên Xô vào tình trạng trì trệ kéo dài.

Nhưng bằng các sử dụng các biện pháp cải cách một cách vội vã và nhiều kẽ hở, Gorbachev cũng khiến những người theo chủ nghĩa quốc gia, những người cộng sản chính thống và các lực lượng dân tuý phản đối các nỗ lực tự do hoá và tái hồi phục chủ nghĩa Cộng sản Xô viết của ông. Dù một số phong trào mới muốn thay thế toàn bộ hệ thống Xô viết bằng một hệ thống mới, những người khác yêu cầu độc lập cho các nước cộng hoà. Tuy thế, vẫn có những người nhấn mạnh ở sự khôi phục các đường lối Xô viết cũ. Rốt cuộc, Gorbachev không thể tạo ra một sự đồng thuận giữa các lực lượng đó và hậu quả là sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.

Ngày 17/3/1991, tại Liên Xô đã có một cuộc trưng cầu dân ý toàn Liên bang về việc có duy trì Liên bang Xô Viết nữa hay không. Trong số 148.574.606 cử tri tham gia bỏ phiếu, đã có 113.512.812 phiếu (76%) ủng hộ duy trì Liên Bang Xô Viết. Như vậy, phần lớn người dân Liên Xô vẫn muốn đất nước tồn tại. Sự tan rã của Liên Xô không bắt nguồn từ ý nguyện của đa số nhân dân, mà thực chất nó là quyết định của giới lãnh đạo cấp cao Liên Xô: thay vì cải cách mô hình kinh tế thì những nhà lãnh đạo này đã quay sang đập phá hệ thống chính trị, làm suy yếu bộ máy Nhà nước, rồi chính họ tự quyết định giải tán Nhà nước Liên Xô (dù điều này trái với kết quả trưng cầu dân ý trước đó chỉ vài tháng)[15]

Từ khi dựng nước, Liên Xô đã trải qua rất nhiều khó khăn thử thách và đã vượt qua tất cả: Năm 1917, 35 vạn đảng viên Bolshevik đã lãnh đạo giai cấp công nhân Nga lật đổ ách thống trị của Sa hoàng, cùng nhân dân đánh bại sự can thiệp vũ trang của 14 nước phương Tây để bảo vệ thành công cách mạng. Năm 1941, 5.540.000 đảng viên đã cùng nhân dân chiến thắng quân đội phát xít Đức trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, rồi sau đó lãnh đạo công cuộc xây dựng Liên Xô trở thành siêu cường thế giới. Vậy nhưng, năm 1991, Liên Xô lại sụp đổ, không phải do quân đội kẻ thù tấn công, cũng không phải do kinh tế hay khoa học kỹ thuật yếu kém, mà chính là vì các quan chức cấp cao bên trong nội bộ Đảng và Nhà nước Liên Xô[16].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Liên_Xô_(1985–1991) http://rt.com/news/ussr-collapse-economic-reunion-... http://rt.com/news/ussr-collapse-world-secure-645/ http://www.brookings.edu/press/Books/2007/collapse... http://psi.ece.jhu.edu/~kaplan/IRUSS/BUK/GBARC/buk... http://www.4020.net/eastbloc/ http://www.aei.org/issue/25991 http://www.electionguide.org/elections/id/2694/ http://simon31.narod.ru/syndromeofsocialism.htm http://www.sgu.ru/rus_hist/people/?pid=226 http://www.bbc.co.uk/history/worldwars/coldwar/sov...